Tìm kiếm Ebook:

⇩⇩⇩ HƯỚNG DẪN TẢI EBOOK TRÊN BLOG ⇩⇩⇩

[BUỒN LÀM CHI EM ƠI] TÀI KHOẢN MEDIAFIRE CỦA BLOG ĐÃ BỊ KHÓA

Đầu tiên mình xin cám ơn các bạn đã gắn bó với Blog suốt thời gian qua, nhờ có mọi người mà Blog của mình mỗi ngày một đông vui hơn, cá...

Hiển thị các bài đăng có nhãn BẢO QUẢN NÔNG SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BẢO QUẢN NÔNG SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng

[EBOOK] CÔNG NGHỆ LÊN MEN ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM, BÙI ÁI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

Hiện nay việc trình bày ứng dụng của công nghệ lên men nói chung trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân là quá rộng, đa dạng và phức tạp, cho nên trong cuốn sách CÔNG NGHỆ LÊN MEN ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Tác giả chỉ giới hạn bằng việc trình bày ứng dụng công nghệ lên men trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Muốn xác định được tính riêng biệt của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, trước hết ta cần quan tâm đến các yếu tố:

-    Mực tiêu của công nghệ chế biến thực phẩm.

-    Nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng của qui trình công nghệ chế biên thực phẩm.
-    Định hình qui trình công nghệ chế biến thực phẩm.

Trên cơ sở đó, ta dể dàng tìm được chỗ đặt cho công nghệ lên men ở những điểm, đoạn và thậm chí toàn bộ quá trình công nghệ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả nhất.

Để tạo ra được một sản phẩm thực phẩm mang tính tiến bộ, và hoàn thiện, mà trong qui trình công nghệ đã có “chỗ đặt” của công nghệ len men, thì nhất thiết phải thấy ra tính tiến bộ và hoàn thiện của hai mặt sau:

-    Phần cứng: máy móc, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng ở mức độ nào?.

-    Phần mềm: qui trình công nghê được áp dụng trên phần cứng đó đa hợp lý, thỏa đáng chưa?.

Sự đóng góp tích cực của công nghệ lên men trong việc tạo ra những sản phẩm mới, làm phong phú đa dạng hóa mặt hàng trong công nghiệp chế biến thực phẩm là điều đã được khẳng định.

[EBOOK] CÔNG NGHỆ LÊN MEN ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM, BÙI ÁI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, công nghệ lên men, công nghệ thực phẩm, CÔNG NGHỆ LÊN MEN ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM, ứng dụng công nghệ lên men, sinh hoá, lên men, ché biến thực phẩm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, PGS.TS. TRẦN NHƯ KHUYÊN (CHỦ BIÊN) VÀ THS. HOÀNG XUÂN ANH, NXB HÀ NỘI

Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến quan trọng, ngành nông nghiệp đã có những bước tăng trưởng khá nhanh, nhiều mặt hàng nông sản không những đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong nước mà còn dư thừa một lượng khá lớn để xuất khẩu như: gạo, cà phê, đỗ tương,...

Cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, việc bảo quản và chế biến nông sản nói chung và lương thực nói riêng cần phải đặc biệt quan tâm nhằm hạn chế quá trình làm hao hụt về chất lượng và khối lượng sản phẩm trong bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới có giá trị sử dụng cao trong chế biến sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta.

Trong thực tế, việc bảo quản và chế biến lương thực ở nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn, một mặt do công nghệ chậm đổi mới mặt khác do trang thiết bị còn lạc hậu, thiếu đồng bộ và đặc biệt là còn thiếu những thiết bị có hiệu quả cao trong các quy trình công nghệ tiên tiến. Vỉ vậy, không những đã gây ra thiệt hại một khối lượng lương thực đáng kể mà còn là nguyên nhân làm giảm chất lượng và tăng giá thành sản phẩm.

Để góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, chúng tôi viết giáo trình "Công nghệ bảo quản và chế biến lương thực" nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật bảo quản và chế biến lương thực, trọng tâm là kỹ thuật bảo quản, sơ chế.

Đây là một trong những giáo trình chuyên môn chủ yếu trong chương trình đào tạo hệ trung học chuyên ngành Bảo quản và chế biến nông sản, là tài liệu tham khảo cho các ngành có liên quan.

Kết cấu giáo trình gồm 7 chương:

Chương 1: Nguyên liệu lương thực

Chương 2: Các yếu tố gây hư hỏng lương thực

Chương 3: Các phương pháp bảo quản lương thực

Chương 4: Kỹ thuật bảo quản một số lương thực

Chương 5: Kỹ thuật chế biến gạo

Chương 6: Kỹ thuật chế biến tinh bột và tinh bột biến tính

Chương 7: Kỹ thuật chế biến bánh mì, mì sợi và bún khô.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Tập thể tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và những người đọc giáo trình nàỵ.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, PGS.TS. TRẦN NHƯ KHUYÊN (CHỦ BIÊN) VÀ THS. HOÀNG XUÂN ANH, NXB HÀ NỘI

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, bảo quản lương thực, công nghệ bảo quản lương thực, công nghệ chế biến lương thực, giáo trình bảo quản, giáo trình bảo quản nông sản, giáo trình bảoquản lương thực, Nguyên liệu lương thực, Các yếu tố gây hư hỏng lương thực, Các phương pháp bảo quản lương thực, Kỹ thuật bảo quản một số lương thực, Kỹ thuật chế biến gạo, Kỹ thuật chế biến tinh bột và tinh bột biến tính, Kỹ thuật chế biến bánh mì, mì sợi và bún khô, bảo quản sau thu hoạch

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ LÊN MEN, PGS. TS. LƯƠNG ĐỨC PHẨM, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM

Loài người biết sử dụng những sản phẩm lên men từ thời cổ xưa. Người La Mã thuở xưa gọi lên men là “sủi bọt” (fermentum). Louise Pasteur định nghĩa lên men là những quá trình nuôi cấy vi sinh vật kỵ khí để thu sản phẩm, điều này được thể hiện ở hiệu ứng Pasteur của nấm men: “Nấm men, trong điều kiện hiếu khí — tăng sinh khối; trong điều kiện kỵ khí - lên men rượu”. Hiện nay người ta quan niệm lên men là một quá trình nuôi cấy vi sinh vật hoặc sử dụng enzyme tác dụng lên cơ chất nào đó để thu được sản phẩm mới. Rõ ràng, lên men không chỉ giới hạn trong điều kiện kỵ khí như thời của Pasteur.

Các sản phẩm lên men ngày một phong phú và gia tăng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong các loại đồ uống và thực phẩm chế biến của con người. Các nhà khoa học Xô Viết trước đây xếp rượu pha chế (lique alcohol) và các dạng nước ngọt không cồn vào công nghệ vi sinh vật. Các chuyên môn này không được xếp vào quyển giáo trình này.

Giáo trình Công nghê lên men gồm 10 chương. Ba chương đầu sơ qua về cơ sở hoá sinh và vi sinh của công nghệ lên men. Các chương sau là các quá trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm lên men, trong đó có các sản phẩm truyền thống được nhân dân ta sản xuất và sử dụng từ rất lâu. Các sản phẩm này chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống, vì vậy tác giả chưa đề cập đến cơ sở lý thuyết sâu của quá trình lên men cũng như công nghệ. Tác giả hy vọng giáo trình sõ giúp cho các bạn đọc nắm được cơ sở và công nghệ sản xuất các sản phẩm lên men hiện đại cũng như truyền thông.

Từ các bài giảng ở các trường đại học và các lớp cao học sinh học của viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả biên soạn nên giáo trình này. Do thời gian có hạn, nên giáo trình có thể còn sai sót và có những thông tin mới chưa được cập nhật kịp thời, rất mong các bạn sinh viên và đồng nghiệp đóng góp ý kiến, tác giả sẽ tiếp tục hoàn thiện để lần xuất bản sau sách được hoàn chỉnh hơn.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Công ty cổ phần sách Đại học — Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội. Điện thoại (043) 8264974.

Xin trân trọng cảm ơn.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ LÊN MEN, PGS. TS. LƯƠNG ĐỨC PHẨM, NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, công nghệ lên men, giáo trình công nghệ lên men, vi sinh vật, lên men, sinh hoá, cơ sở hoá sinh và vi sinh của công nghệ lên men, ứng dụng công nghệ lên men trong bảo quản nông sản, bảo quản nông sản

[EBOOK] VEGETABLE GARDENING ENCYCLOPEDIA (GROWING FREEZING - CANNING - DRYING - STORING), SPECIAL SECTION ON HERBS

Any gardener will tell you that gardening is one of the most absorbing and rewarding occupations you can undertake. Any gardener will also tell you — probably loudly and at length — that gardening requires patience, resilience, hard work, and a lot of planning. Paperwork is probably the last thing you have in mind when you think about growing your own vegetables. More likely you see yourself leaning contently on your spade as all sorts of lush, healthy plants shoot up In front of your eyes. The fact of the matter, though, is that gardening begins not with seeds and a spade but with paper and a pencil.

A successful vegetable garden begins with a well-organized plan of your garden space. Drawing a plan may not sound as exciting as getting outdoors and planting things. But if you don't spend the necessary time planning what to grow in your garden and when and where to plant It. you may spend the rest of the growing season correcting the mistakes you made because you didn't have a plan. It’s a loteasierto erase a bed when it’s a few lines on a piece of paper than when It's an expanse of soil and plants.

Your plan should include not only the types and quantities of vegetables you're going to grow and how they'll be positioned in your garden, but also planting dates and approximate dates of harvest. Making a plan may seem like a lot of work to get done before you even start gardening, but careful planning will help you make the best use of your time and available space and will result in bigger, higher-quality crops.

This chapter discusses all the questions you need to take into account when you're planning your garden—the hows, whats, whys, whens, and wherefores. The specific cultural requirements of each vegetable are given in detail in Part 2.

THE FIRST DECISION: WHAT TO GROW (AND HOW MUCH)

The first step to planning a successful vegetable garden is to decide which vegetables to grow. This may sound fairly straightforward, but there are a lot of factors involved, and you need to answer some basic questions: What vegetables do you and your family like? Do you want to eat all your crop fresh, or store or preserve some of your harvest? Can you grow the vegetables you like successfully in your climate? How much time and energy can you put into your garden? The first factor to consider is personal preference.

What vegetables do you like to eat? The first decision to make in choosing what to grow In your vegetable garden is simple: What vegetables do
you and your family like to eat? Perhaps you'd love to grow peas because you remember how wonderful they tasted fresh out of the garden in your childhood. Or maybe your family's crazy about spinach salad or broccoli casserole, or you're just plain tired of frozen vegetables.

What are you going to do with it? How do you plan to use your vegetables, and what are you going to do with the part of your crop that you don't eat as soon as it's harvested? Do you want to freeze, can. dry. store, or make preserves with some of your crop?

How much do you need? How you plan to use your vegetables directly affects how much of each vegetable you want to grow, and will influence your decision about the kind of vegetable you're going to plant—all carrots aren't alike, and there are hundreds of different tomato varieties.

Can you grow it? Not all vegetables grow satisfactorily in ail climates. Some vegetables like it hot: some refuse to grow in hot weather. Some vegetables flourish when It's cold; others just shiver and die. Certain plants go from seed to harvest in a couple of months and will grow almost anywhere in the United States —green beans and some kinds of lettuce are among these obliging vegetables. Others are very picky and need a long stretch of warm or cool weather. You have to take the plant's needs into consideration before you can make a decision on whether or not it's a practical choice for your home garden.

Do you have room for it? There are plants that are rather like large pets —they're very endearing, but you just can't live with them because they’re too big. You want to grow vegetables that will give you a reasonable amount of produce in the space that you have available. Some vegetables — especially some vining crops like pumpkins — need a great deal of room and give you only low yields, so they’re not a practical choice in a small home garden. And if you're growing an indoor container garden, you'll do fine with cabbages in flowerpots, but there's simply no place you're going to put a healthy watermelon vine or a Jerusalem artichoke.

Is it worth the bother? Some vegetables require very little nurturing, and you can grow them with a minimum of toil, others require special attention and need to be babied. Celery and cauliflower, for example, have to be blanched — blanching is a process that deprives the plant (or part of the plant) of sunlight in order to whiten it and improve its flavor, color, or texture. Before choosing a crop that's going to need special handling, be sure you really want to give it that much attention. Some crops, too. are bothered a lot by insects or plant diseases — corn is one of them. If you're not willing to deal with these....

[EBOOK] VEGETABLE GARDENING ENCYCLOPEDIA (GROWING FREEZING - CANNING - DRYING - STORING), SPECIAL SECTION ON HERBS


Keyword: ebook, giáo trình, VEGETABLE GARDENING ENCYCLOPEDIA, GROWING FREEZING, CANNING, DRYING, STORING, VEGETABLE GARDENING, VEGETABLE, GARDENING, vườn rau, rau xanh, bách khoa về vườn rau, ức chế sinh trưởng, đóng hộp, sấy khô, bảo quản

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (TẬP 1), BÙI ĐỨC HỢI (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Lương thực giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và trong chăn nuôi gia súc. Trên 75% năng lượng dùng cho hoạt động sống của con người và gia súc là do lương thực cung cấp. Tổng sản lượng lương thực của toàn thế giới hiện nay vào khoảng 14000 triệu tấn/năm. Ở Việt Nam sản lượng lương thực của toàn quốc năm 1980 là 21 triệu tấn/năm, nhưng đến năm 2005 con số này đã lên đến gần 40 triệu tấn/năm, trong đó gạo xuất khẩu là 5 triệu tấn. Song song với sự tăng sản lượng lương thực, theo nhịp độ phát triển chung của nển kinh tế quốc dân, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều vùng kinh tế mới sẽ được hình thành, và tất nhiên yêu cầu cung cấp sản phẩm chế biến của lương thực ngày càng tăng lên nhiều. Ngoài ra, lương thực còn phải được cung cấp cho mạng lưới các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc từ trung ương đến địa phương, có như vây mới đảm bảo đưa chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính của xã hội. Sự tăng sản lượng lương thực đòi hỏi phải tăng số lượng và tăng năng suất các xí nghiệp chế biến, đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Công nghiệp chế biến lương thực đã trải qua một quá trình phát triển rất dài trước khi hình thành các xí nghiệp chế biến lương thực như ngày nay. Quy trình chế biến ngày càng được cải tiến, từ cối chày bằng đá tiến đến các máy móc có động cơ điện và dây chuyển sàn xuất tự động hoá toàn bộ.

Những công trình nghiên cứu về mặt lý luận làm cơ sở cho kỹ thuật chế biến lương thực đã được tiến hành song song với công tác hoàn thiện quá trình kỹ thuật sản xuất các sản phẩm lương thực.

Lômônôsôp, trong quá trình nghiên cứu lý thuyết về thuỷ lực học đã đi tới công trình nghiên cứu động cơ chạy bằng sức nước trong nhà máy xay bột (giữa thế kỷ XVIII). Năm 1811, Lepxin cho ra đời công trình nghiên cứu về làm ẩm hạt trước khi nghiền. Tiếp theo đó Mendêlêep, Zvorukin, Kozmin... đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình kỹ thuật chế biến hạt lương thực. Đầu thế kỷ XIX, Zukopski (người đặt nền móng cho ngành hàng không Xô Viết) cũng bắt đầu công trình nghiên cứu của mình bằng những khảo sát sự chuyển động của các vật liệu trên sàng. Tiếp theo đó các công trình nghiên cứu về lĩnh vực hoá sinh học lương thực được phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XX, trong đó Oparin và Krêtôvic đóng góp khá nhiều công trình nổi tiếng.

Nói chung, các xí nghiệp lương thực trong cả nước ta có trình độ trang bị và quản lý thấp, phần lớn chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định. Trong những năm tới, theo kế hoạch của Nhà nước, chúng ta tiếp tục mở rông mạng lưới các xí nghiệp chế biến lương thực và sản xuất lương thực hỗn hợp cho gia súc, đổng thời không ngừng nâng cao trình độ cơ khí hoá cho các xí nghiệp này để đảm bảo cung cấp đầy đủ theo yêu cầu của đời sống nhân dân, phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm và xuất khẩu.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người kỹ sư công nghệ trong xí nghiệp lương thực là đảm bảo ổn định chất lượng của sản phẩm và tận dụng đến mức cao nhất năng suất của xí nghiệp. Muốn đáp ứng được nhiệm vụ ấy, thì cần nắm vững các yếu tố có tác dụng quyết định đến năng suất của xí nghiệp và chất lượng của thành phẩm. Ảnh hưởng đến năng suất của xí nghiệp và chất lượng của thành phẩm có mấy yếu tố sau đây:

1.    Chất lượng của nguyên liệu,

2.    Mức độ hợp lý hoá của quy trình công nghệ.

3.    Trình độ trang bị và hiệu suất của máy móc.

4.    Trình độ quản lý kỹ thuật của cán bộ và công nhân.

Giáo trình “Kỹ thuật chế biến lương thực” nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để quản lý sản xuất và thiết kế kỹ thuật các xí nghiệp chế biến lương thực.

Giáo trình gồm có các phần sau đây:

Phần thứ nhất: Cơ sở lý thuyết của các quá trình chế biến lương thực do Bùi Đức Hợi và Lương Hồng Nga viết.

Phần thứ hai: Kỹ thuật sản xuất các loại gạo do Lê Hồng Khanh và Bùi Đức Hợi viết.

Phần thứ ba: Kỹ thuật sản xuất các loại bột do Lê Thị Cúc và Bùi Đức Hợi viết,

Phần thứ tư: Kỹ thuật sản xuất tinh bột do Mai Văn Lẻ, Lẽ Ngọc Tú và Bùi Đức Hợi viết.

Phần thứ năm: Kỹ thuật sản xuất bánh mì và mì sợi do Bùi Đức Hợi và Lương Hổng Nga viết.

Phần thứ sáu: Kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc do Hoàng Thị Ngọc Châu và Bùi Đức Hợi viết.

Giáo trình “Kỹ thuật chế biến lương thực” được in thành 2 tập. Tập 1 gồm các phần 1, 2, 3. Tập 2 gồm các phần 4, 5, 6. Các tác giả bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với các độc giả đã và sẽ đóng góp những ý kiến cho nội dung của cuốn sách này.

Quý bạn đọc có thể xem tiếp Tập 2 của cuốn ebook "Kỹ thuật chế biến lương thực" của cùng nhóm tác giả TẠI ĐÂY.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC (TẬP 1), BÙI ĐỨC HỢI (CHỦ BIÊN) ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lương thực, chế biến lương thực, kỹ thuật chế biến lương thực, Kỹ thuật sản xuất các loại gạo, Kỹ thuật sản xuất các loại bột, Kỹ thuật sản xuất tinh bột, Kỹ thuật sản xuất bánh mì và mì sợi, Kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CA CAO, GS. TS. NGUYỄN THỊ HIỀN (CHỦ BIÊN) VÀ THS. NGUYỄN VĂN TẶNG, NXB LAO ĐỘNG

Cuốn sách “Công nghệ sản xuất chè, cà phê, ca cao” được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản thuộc chuyên ngành Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch. Cuốn sách này có thể dùng làm tài liệu cho sinh viên và các bạn đọc quan tâm đến các chuyên ngành trên. Cuốn sách được biên soạn theo kinh nghiêm được đúc rút trong quá trình giảng dạy và biên soạn nhiều chương trình đào tạo cho các chuyên ngành CNTP nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng tăng lên của sinh viên các chuyên ngành này và đáp ứng nhu cầu chế biến sản phẩm cây nhiệt đới phong phú ở nước ta... Chúng tôi đã chọn lựa và biên soạn những kiến thức tổng hợp nhất về công nghệ sản xuất chè, cà phê, ca cao như sau:

Phần 1. Công nghệ sản xuất chè

Phần 2. Công nghệ sản xuất cà phê

Phần 3. Công nghệ sản xuất ca cao

Mỗi phần đều có kết cấu như sau:

1.    Phần công nghệ chính cho sản xuất chè, cà phê, ca cao.

2.    Phần thiết bị minh họa cần thiết cho từng công đoạn sản xuất.

3.    Phần câu hỏi ôn tập cho từng chương.

Cuốn sách là phụ lục ghi chú các tài liệu cần tra círu cho kiến thức cần bo sung.

Mặc dù đã cố gắng tập hợp nhiều tư liệu và thực tế sản xuất để biên soạn nhưng cũng không tránh khỏi khiếm khuyết, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của người học và người dạy để hoàn chỉnh cho lần xuất bản sau được tốt hơn.

Thay mặt tập thể tác giả
GS.TS. Nguyễn Thị Hiền
Nguyên chủ nhiệm Bộ môn CNSH - Thực phẩm
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

[EBOOK] CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CA CAO, GS. TS. NGUYỄN THỊ HIỀN (CHỦ BIÊN) VÀ THS. NGUYỄN VĂN TẶNG, NXB LAO ĐỘNG

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến nông sản, công nghiệp thực phẩm, chè, cà phê, ca cao, Công nghệ sản xuất chè, Công nghệ sản xuất cà phê, Công nghệ sản xuất ca cao, Công nghệ chế biến chè, Công nghệ chế biến cà phê, Công nghệ chế biến ca cao

[EBOOK] SINH VẬT GÂY HẠI TRONG KHO VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG, CHU THỊ THƠM ET AL., TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG



Sau khi thu hoạch, vấn đề bảo quản nông sản để dự trữ, làm giống cho mùa sau là một vấn đề rất quan trọng, bởi nếu bảo quản không tốt, nông sản sẽ hỏng và biến chất, gây tổn thất rất lớn.


Bên cạnh yếu tố ảnh hưởng của môi trường, ảnh hưởng của sinh vật (mối, mọt, chuột...) với nông sản trong kho là rất lớn. Do đó, biện pháp phòng chống các sinh vật có hại trong bảo quản nông sản luôn là một vấn đề cấp thiết.


Cuốn "Sinh vật hại nông sản trong kho và cách phòng chống" trình bày tác hại của các sinh vật đối với số lượng và chất lượng nông sản khi lưu giữ trong kho, các biện pháp phòng trừ, hạn chế tác hại của chúng để đảm bảo chất lượng nông sản tránh những tổn thất đáng tiếc, bảo quản tốt nhất những sản phẩm nông nghiệp đã làm ra.


[EBOOK] SINH VẬT GÂY HẠI TRONG KHO VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG, CHU THỊ THƠM ET AL., TỦ SÁCH KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ NGƯỜI LAO ĐỘNG, NXB LAO ĐỘNG


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, giáo trình bảo quản nông sản, sâu hại nông sản, sâu hại nông sản trong kho, biện pháp phòng trừ sâu hại nông sản, sâu hại kho, sâu hại trong kho, côn trùng gây hại nông sản, côn trùng kho vựa, côn trùng trong kho vựa

[EBOOK] SÂU HẠI NÔNG SẢN TRONG KHO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ, VŨ QUỐC TRUNG, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHỔ BIẾN KIẾN THỨC BÁCH KHOA, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC



Sâu hại nông sản trong kho (gọi tắt là “sâu hại trong kho” hoặc “sâu hại kho”), ngoài các tính chất chung của côn trùng, còn có những đặc tính cần nắm để vận dụng trong công tác phòng trừ là:


- Thuộc côn trùng đa thực, thường ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, tuy rằng trong số đó vẫn có loại thức ăn mà chúng ưa thích nhất. Vì thế nó phá hại trên diện rất rộng và thiệt hại do chúng gây ra rất lớn.


- Có khả năng thích ứng với một phạm vi nhiệt độ và độ ẩm khá rộng của môi trường, vì vậy sự thay đổi điều kiện ngoại cảnh tương đối nhỏ không có tác dụng tiêu diệt chúng.


- Sức sinh sôi nảy nở mạnh, trong thời gian tương đối dài và ở những điều kiện thuận lợi, xem như chúng sinh sản liên tục. Do sự phát triển nhanh về số lượng nên sức phá hại của chúng rất ghê gớm, việc tiêu diệt triệt để chúng gặp nhiều khó khăn.


- Chúng phân bố rộng, có khả năng thích nghi với các hoàn cảnh địa lý khác nhau. Hầu hết các loài đều phân bố rất rộng, vì vậy công tác kiểm dịch gặp không ít khó khăn.


[EBOOK] SÂU HẠI NÔNG SẢN TRONG KHO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ, VŨ QUỐC TRUNG, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHỔ BIẾN KIẾN THỨC BÁCH KHOA, NXB VĂN HOÁ DÂN TỘC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.


Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, giáo trình bảo quản nông sản, sâu hại nông sản, sâu hại nông sản trong kho, biện pháp phòng trừ sâu hại nông sản, sâu hại kho, sâu hại trong kho

[EBOOK] Controlled Atmosphere storage of Fruits and Vegetables (Second Edition), A. Keith Thompson, CABI



Over the last 80 years or so, an enormous volume of literature has been published on the subject of controlled atmosphere storage of fruits and vegetables. It would be the work of a lifetime to begin to do those results justice in presenting a comprehensive and focused view, interpretation and digest for its application in commercial practice. Such a review is in demand to enable those engaged in the commerce of fruits and vegetables to be able to utilize this technology and reap its benefits in terms of the reduction of postharvest losses, and maintenance of their nutritive value and organoleptic characteristics. The potential use of controlled atmosphere storage as an alternative to the application of preservation and pesticide chemicals is of continuing interest.


In order to facilitate the task of reviewing the literature, 1 have had to rely on a combination of reviewing original publications and consulting reviews and learned books. The latter are not always entirely satisfactory since thev may not give their source of information and I may have inadvertently quoted the same work more than once. Much reliance has been made on conference proceedings, especially the International Controlled Atmosphere Research Conference, held every few years in the USA; the European Co-operation in the Field of Scientific and Technical Research (COST 94), which held postharvest meetings throughout Europe between 1992 and 1995; and the International Society for Horticultural Science's regular international conferences; and, in particular, on CAB Abstracts.


Different views exist on the usefulness of controlled atmosphere storage. Blythman (1996) described controlled atmosphere storage as a system that 'amounts to deception' from the consumer's point of view. The reason behind this assertion seems to be that the consumer thinks that the fruits and vegetables that they purchase are fresh and that controlled atmosphere storage technology 'bestows a counterfeit freshness'. Also the consumer claims that storage may change produce in a detrimental wav and cites changes in texture of apples, 'potatoes that seem watery and fall apart when cooked and bananas that have no flavour'. Some of these contentions are true and need addressing, but others are oversimplifications of the facts. Another view was expressed by David Sainsbury in 1995 and reported in the press as: 'These techniques [controlled atmosphere storage] could halve the cost of fruit to the customer. It also extends the season of availability, making good eating-quality fruit available for extended periods at reasonable costs'.


The purpose of this book is primarily to help the fresh produce industry in storage and transport of fruit and vegetables, but it provides an easily accessible reference source for those studying agriculture, horticulture, food science and technology, and food marketing. It will also be useful to researchers in this area, giving an overview of our present knowledge of controlled atmosphere storage, which will indicate areas where there is a need for further research.


Some criticisms can be made of the approach to controlled atmosphere storage and modified atmosphere packaging used in this book. Perhaps more interpretation or criticisms of the data in the literature should be made. The approach used in this book comes horn my experience, starting in the 1970s on a 2-year assignment in the Sudan, 1 year in Korea and 2 years in Colombia. In all these three countries advice had to be given on postharvest aspects of a wide range of fruit and vegetables, most of which I had no first-hand experience of. Therefore I had to rely on the literature as a basis for that advice to farmers and those in the marketing chain. Conflicting information in the literature led me to the approach of accumulating as much information as possible, then giving advice based on the market situation and my own experience. So the objective of this book is to provide as much background information to provide a basis for informed decisions. Textbooks such as this are primarily used for reference and this structure admirably suits this use. There are controlled atmosphere storage recommendations for crops that perhaps would never be stored, and in some cases these are relevant to basic data on market situations related to modified atmosphere packaging.


[EBOOK] Controlled Atmosphere storage of Fruits and Vegetables (Second Edition), A. Keith Thompson, CABI


CLICK HERE TO DOWNLOAD THIS EBOOK



Keyword: ebook, giáo trình, Controlled Atmosphere storage of Fruits and Vegetables, Controlled Atmosphere, Controlled Atmosphere (CA), CA, storage of Fruits and Vegetables, CA Storage History, Effects and Interactions of CA storage, Carbon Dioxide and Oxygen Damage, High Oxygen Storage, Carbon Dioxide Shock Treatment, Total Nitrogen or High, Nitrogen Storage, Ethylene, Carbon Monoxide, Temperature, Humidity, Delayed CA Storage, Interrupted, CA Storage, Residual Effects of CA Storage, CA Technology, Temperature Control, Humidity Control, Gas Control Equipment, Oxygen Control, Carbon Dioxide Control, Generating, Equipment, Static CA, Dynamic CA, Membrane Systems Sealed Plastic Tents, bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, Kiểm soát khí quyển Trái cây và rau cải, khí quyển có kiểm soát, khí quyển có kiểm soát (CA), CA, trữ trái cây và rau quả, lịch sử lưu giữ của CA, ảnh hưởng và tương tác của trữ lượng CA, mất khí cacbon dioxide và oxy, lưu giữ oxy cao, điều trị sốc carbon dioxide , Lưu trữ Nitơ hoặc Cao, Lưu trữ Nitơ, Ethylene, Carbon Monoxide, Nhiệt độ, Độ ẩm, Lưu trữ CA chậm, Kho chứa CA gián đoạn, Các Ảnh hưởng còn lại của Lưu trữ CA, Công nghệ CA, Kiểm soát nhiệt độ, Kiểm soát Độ ẩm, Thiết bị kiểm soát khí, Kiểm soát oxy, kiểm soát khí Carbon Dioxide, Tạo, Thiết bị, Hệ thống màng, Niêm phong, nhựa, Nhiên liệu

[EBOOK] AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ SẢN PHẨM, HỆ THỐNG SẢN XUẤT PHÂN PHỐI VÀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC, PGS. TS. PHẠM HẢI VŨ VÀ TS. ĐÀO THẾ ANH, NXB NÔNG NGHIỆP

Cuốn sách này ra đời sau ngày hội khảo khoa học SAFAS (Safe Food and Alternative Solutions) được tổ chức tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vào tháng 6 năm 2015. Nó quy tụ báo cáo của các nhà nghiên cứu Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ thực phẩm về chủ đề chung An toàn thực phẩm. Chúng tôi xin cảm ơn Học viện Quốc gia về Nông học, Công nghệ thực phẩm và Môi trường - AgroSup Dijon, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội học nông thôn CESAER tại Dijon, mạng lưới liên kểt nông nghiệp và thị trường MALICA tại Hà Nội, đã ủng hộ dự án SAFAS. Cảm ơn Học viện AgroSup Dijon đã hỗ trợ tài chính để xuất bản cuốn sách. Chúng tôi cũng cảm ơn các đơn vị chủ quản của các tác giả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bản các công trình nghiên cứu trong thời gian ngắn. Những đánh giá, phân tích, kiến nghị trong sách không thể hiện quan điểm của các cơ quan chủ quản, mà thuộc về các tác giả trên tư cách cá nhân. Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các sai sót trong sách nếu có.


Cuốn sách này được đóng góp bởi nhiều tác giả khác nhau, làm nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và trường đại học của Pháp và Việt Nam. Các viện và trường đại học chủ quản của chúng tôi là:


• Học viện Quốc gia Nông học, Công nghệ thực phẩm và Môi trường AgroSup Dijon, CH Pháp.


• Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội học nông thôn CESAER tại Dijon, CH Pháp.


• Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp CASRAD, Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm FCRI, Việt Nam.


• Viện Nghiên cứu Rau Quả FAVRI, Việt Nam.


• Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn IPSARD, Việt Nam.


• Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Khoa Công nghệ Thực phẩm HƯST, Việt Nam.


• Học viện Nông nghiệp VNUA, Việt Nam.


• Trung tâm Calityss, Học viện Nông học Vct AgroSup, Clcrmont-Fcrrrand, CH Pháp.


Ngoài ra, cuốn sách cũng nhận dược sự trợ giúp rất lớn từ các đồng nghiệp Pháp làm việc tại Trung tâm Hợp tác nghiên cứu quốc tế về Nông học và Phát triển CIRAD tại Hà Nội, thông qua mạng lưới liên kết nông nghiệp và thị trường MALICA.


AgroSup Dijon ©2016. All rights reserved.


Tous droits patrimoniaux appartiennent à rinstitut national supérieur des sciences agronomiques, de lali mental ion et de lenvironnement AGROSUP DIJON.


Les droits moraux appartiennent aux auteurs.


[EBOOK] AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ SẢN PHẨM, HỆ THỐNG SẢN XUẤT PHÂN PHỐI VÀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC, PGS. TS. PHẠM HẢI VŨ VÀ TS. ĐÀO THẾ ANH, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, nông sản sạch, an toàn thực phẩm, nông sản an toàn, sản xuất nông sản an toàn, phân phối nông sản an toàn, chính sách an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, GAP, VietGAP, thực hành nông nghiệp tốt, Good Agricultural Practices

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ DỊCH HẠI NÔNG SẢN SAU THUHOẠCH, GS. TS. HÀ QUANG HÙNG (CHỦ BIÊN) VÀ THS. NGUYỄN MINH MÀU, TRƯỜNGĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



Môn học "Kiểm dịch thưc vật (KDTV) và dịch hại nông sản sau thu hoạch" là môn học quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư Nông học chuyên ngành Bảo vê thực vật. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và thực tiễn về cơ sở khoa học của KDTV, pháp lênh điều lê về KDTV của nước Công hòa xã hôi chủ nghĩa Việt nam, về các loài dịch hại nông sản sau thu hoạch... Đây là cơ sở để sinh viên kịp thời phát hiện, giám định chính xác đối tượng KDTVvà dịch hại chính trong kho; từ đó đề xuất biện pháp xử lí, tiêu diệt triệt để đối tượng KDTV, ngăn chặn sự lây lan của chúng và phòng chống các loài dịch hại nông sản sau thu hoạch có hiệu quả.


Xuất phát từ mục tiêu đào tạo và vị trí của môn học, trong quá trình biên soạn giáo trình “Kiểm dịch thực vật và dịch hại nông sản sau thu hoạch”, cán bô giảng dạy Bô môn Côn trùng, Khoa Nông học đã cố gắng trình bày giáo trình môt cách khoa học, ngắn gọn, cập nhật để người đọc dễ tiếp thu và trích dẫn tài liệu tham khảo.


Giáo trình được phân công biên soạn như sau:


Chủ biên: GS. TS. Hà Quang Hùng


Phần Kiểm dịch thực vật: GS.TS. Hà Quang Hùng


Phần dịch hại nông sản sau thu hoạch: ThS. Nguyễn Minh Màu


Môt số nôi dung và hình ảnh minh họa được tham khảo, trích dẫn từ các tài liệu tham khảo viết ở cuối giáo trình.


Do điều kiện và thời gian có hạn nên trong biên soạn giáo trình này khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc và đổng nghiệp để lần xuất bản kế tiếp giáo trình sẽ hoàn thiện hơn.


(Các tác giả)


[EBOOK] GIÁO TRÌNH KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ DỊCH HẠI NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH, GS. TS. HÀ QUANG HÙNG (CHỦ BIÊN) VÀ THS. NGUYỄN MINH MÀU, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về TẠI ĐÂY.


Từ khoá: ebook, giáo trình, kiểm dịch thực vật, dịch hại nông sản sau thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, giáo trình kiểm dịch thực vật, giáo trình dịch hại nông sản sau thu hoạch, giáo trình bảo quản nông sản sau thu hoạch, giáo trình kiểm dịch thực vật và dịch hại nông sản sau thu hoạch

[EBOOK] GIÁO TRÌNH BẢO QUẢN NÔNG SẢN, THS. NGUYỄN MẠNH KHẢI, NXB GIÁO DỤC



Cây trồng đóng góp phần quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người và vật nuôi, sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói riêng và toàn cầu nói chung đang đứng trước những thách thức cực kỳ to lớn. Đó là :


- Diện tích đất cho sản xuất ngày một bị thu hẹp do công nghiệp hóa, đô thị hóa ; do thiên tai; do đất đai bị thoải hóa.


- Để làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi các giống mới có năng suất cao, trong đó có cả các giống biến đổi gen; phân hóa học, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, các chất kháng sinh, chất tăng trọng phải được sử dụng,...


Điều đó mâu thuẫn với nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay là cần có thực phẩm an toàn cho sức khỏe.


- Dân số thế giới tăng không ngừng (khoảng 7 tỷ vào năm 2050) đòi hỏi được cung cấp nhiều thức ăn hơn nữa.


ở Việt nam, đất nước nhiệt đới nóng ẩm, tổn thất sau thu hoạch của cây trồng và vật nuôi là khá lớn. Trung bình, tổn thất sau thu hoạch hạt nông sản khoảng 10%, rau khoảng 35% và quả khoảng 25%. Vì vậy, nếu làm giảm tổn thất sau thu hoạch thì với sản lượng cây trồng và vật nuôi sẵn có, chúng có thể nuôi sống được nhiều người hơn mà không cần phải tăng năng suất và diện tích trồng trọt, những vấn đề nan giải hiện nay trong sản xuất nông nghiệp.


Tổn thất sau thu hoạch xuất hiện ở tất cả các quá trình sau thu hoạch như chăm sóc sau thu hoạch, vận chuyển, tồn trữ, chế biến, bao gói, phân phối,...


Do đó, nghiên cứu các quá trình sau thu hoạch nông sản, đặc biệt là quá trình bảo quản nông sản để tiến tới hạn chế tổn thất sau thu hoạch là một vấn đề cấp thiết,.


Giáo trình “Bảo quản nông sản“ ra đời sẽ đóng góp một phần vào những cố gắng nói trên.


Trong giáo trình, ngoài một số vấn đề chung được trình bày trong phần Mở đầu, các vấn đề chính được đề cập là :


1. Tổn thất sau thu hoạch (Chương I);


2. Đặc điểm của nông sản, thực phẩm (Chương II, III, IV);


3. Môi trường bảo quản (Chương V, VI);


4. Bao gói và lưu kho (Chương VII, VUI);


5. Các nguyên lý và phương pháp bảo quản (Chương IX, X);


6. Quản lý chất lượng nông sản (Chương XI).


Giáo trình cũng giới hạn ở một số sản phẩm cây trồng, ở thực phẩm dùng cho con người mà chưa đề cập tới sản phẩm động vật và thức ăn chăn nuôi.


Tuy nhiên, với các thông tin trong giáo trình, sinh viên các ngành nông nghiệp nói chung và công nghiệp thực phẩm nói riêng có thể tham khảo cho chuyên môn của mình. Nông dân, nhà chế biến, nhà bảo quản và người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có thể tìm thấy các thông tin bổ ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của mình.


Dù không mong muốn nhưng chắc chắn giáo trình này còn có nhiều thiếu sót. Tập thể tác giả viết giáo trình trân trọng những ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH BẢO QUẢN NÔNG SẢN, THS. NGUYỄN MẠNH KHẢI, NXB GIÁO DỤC


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 | PART 2.


Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, giáo trình bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, giáo trình bảo quản sau thu hoạch, Vi sinh vật, Rau, hoa, quả, Bảo quản, Chế biến, Nông sản, Thực phẩm

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẤY, HOÀNG VĂN CHƯỚC, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT



"Kỹ thuật sấy" đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công nghiệp và đời sống. Trong quy trình công nghệ sản xuất của rất nhiều sản phẩm đều có công đoạn sấy khô để bảo quản dài ngày. Công nghệ này ngày càng phát triển trong ngành hải sản, rau quả và các thực phẩm khác.Các sản phẩm nông nghiệp dạng hạt như lúa, ngô, đậu... sau khi thu hoạch cần sấy khô kịp thời, nếu không sản phẩm sẽ giảm phẩm chất, thậm chí bị hỏng dẫn đến tình trạng mất mùa sau thu hoạch.


Các nhu cầu sấy ngày càng đa dạng, có nhiều phương pháp và thiết bị sấy. Muốn đi sâu nghiên cứu vào lĩnh vực hẹp của các công nghệ sấy các sản phẩm khác nhau trước hết cần có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sấy. Cuốn sách này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Nó sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản của kỹ thuật sấy và thiết bị sấy để bạn đọc có thể tính toán thiết kế, lắp đặt vận hành các thiết bị sấy thông dụng. Đồng thời cuốn sách còn làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu thêm về các công nghệ và thiết bị sấy đặc chủng. Chúng tôi rất mong được sự góp ý bổ khuyết của các bạn đồng nghiệp và các độc giả.


Các ý kiến xin gửi về Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 70 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.


[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT SẤY, HOÀNG VĂN CHƯỚC, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 | PART 2.

Từ khoá:  bảo quản sau thu hoạch, ebook, giáo trình, kỹ thuật sấy, kỹ thuật sấy bắp,kỹ thuật sấy đậu, kỹ thuật sấy lúa, kỹ thuật sấy ngô, kỹ thuật sấy nông sản,  giáo trình kỹ thuật sấy

[EBOOK] BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH, PGS. TS. TRẦN MINH TÂM, NXB NÔNG NGHIỆP



Cuốn sách “Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch” có thể sử dụng làm giáo trình cho sinh viên ngành trồng trọt thuộc khoa cây trồng trong các trường Đại học Nông nghiệp, cho sinh viên ngành kinh tế nông nghiệp sau khi đã học các môn chuyên môn của ngành. Nó có vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo kỹ sư trồng trọt và kỹ sư kinh tế nông nghiệp phục vụ tại các cơ sở sản xuất, trang trại nghiên cứu. Sách nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về bảo quản giống cây trồng, bảo quản nông sản phẩm (cây lương thực, cây công nghiệp, rau quả...) và chế biến một số sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới... Sinh viên sẽ có những hiểu biết về cấu tạo giải phẫu, đặc trưng hình thái, tính chất vật lý, đặc tính sinh lý, sinh hóa của nông sản, hiểu được nông sản phẩm bảo quản là một cơ thể sống và mối quan hệ khăng khít với môi trường, nghiên cứu sâu sắc các yếu tố ảnh hưởng của môi trường và từ đó tìm ra những biện pháp khống chế các mặt tác hại, phát huy mặt có lợi, tạo ra điều kiện ngoại cảnh mới thích hợp cho từng loại nông sản phẩm. Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng của môi trường là những ảnh hưởng của vi sinh vật, sâu bệnh, chuột, mối mọt,... đến nông sản cũng như những tác động của con người về kiểm nghiệm, về gia công chất lượng hạt, sấy khô, thiết kế kho tàng... đều là những nhân tố ảnh hưởhg trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tất cả những hiểu biết về bản chất của nông sản và môi trường, cho phép đề xuất những biện pháp kỹ thuật bảo quản từng loại hạt giống, từng loại nông sản phẩm một cách chắc chắn. Cuối cùng người sản xuất phải biết thương mại hóa những sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, nhằm đạt hiệu quả cao nhất sau khi bảo quản những sản phẩm nông nghiệp đã làm ra.

[EBOOK] BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH, PGS. TS. TRẦN MINH TÂM, NXB NÔNG NGHIỆP

Quý bạn đọc có thể tải ebook về miễn phí TẠI ĐÂY

Từ khoá: ebook, giáo tình, BẢO QUẢN NÔNG SẢN, bảo quản nông sản sau thu hoạch, cất giữ nông sản, chế biến nông sản, ebook, giáo trình bảo quản nông sản, lưu trữ nông sản, 

[EBOOK] BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN RAU QUẢ THƯỜNG DÙNG Ở VIỆT NAM, HUỲNH THỊ DUNG VÀ NGUYỄN THỊ KIM HOA, NXB PHỤ NỮ


Rau, quả là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của con người. Rau quả giàu vitamin, chất khoáng, chất xơ, ... cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển các cơ quan của cơ thể. Tuy nhiên, muốn sử dụng các loại rau quả lâu dài thì cần phải biết cách bảo quản chúng tránh trường hợp bị hư hại, sản sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe con người. Ví dụ như nếu không biết cách bảo quản khoai tây sẽ làm khoai tây mọc mầm, nếu ăn phải sẽ gây ngộ độc. Hoặc một số loại rau, quả như giá, hẹ, cải, chuối, saboche, ... nếu không biết cách bảo quản sẽ bị thối, nhũng, dập, nát (dạng cơ học) hoặc dòi, sâu, mọt (dạng sinh học). Vậy làm thế nào để bảo quản tốt các loại rau, quả để sử dụng lâu dài trong gia đình (quy mô hộ gia đình) hoặc bảo quản lâu trong kho bãi (quy mô trang trại)?

Quyển ebook bảo quản và chế biến rau quả thường dùng ở Việt Nam do Huỳnh Thị Dung và Nguyễn Thị Kim Hoa biên soạn (NXB Phụ Nữ) sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vai trò của rau quả, tầm quan trọng của rau quả và cách bảo quản, chế biến một số rau quả thông dụng ở Việt Nam.

[EBOOK] BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN RAU QUẢ THƯỜNG DÙNG Ở VIỆT NAM, HUỲNH THỊ DUNG VÀ NGUYỄN THỊ KIM HOA, NXB PHỤ NỮ

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về miễn phí tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, bảo quản nông sản, giáo trình bảo quản nông sản, bảo quản sau thu hoạch, giáo trình bảo quản sau thu hoạch, Vi sinh vật, Rau, hoa, quả, Bảo quản, Chế biến, Nông sản, Thực phẩm, bảo quản và chế biến rau quả, công nghệ thực phẩm